CHIA SẺ

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

VƯỜN ƯƠM CÂY XANH GIA NGUYỄN BÁN CÂY SALA

Cây SaLa hay còn có tên gọi là Cây Tha La, Cây Ngọc Kỳ Lân, Cây Đầu Lân, Cây Hàm Rồng. Giống cây này được trồng nhiều ở các chùa chiền, đồng thời cũng được giới chơi Cây Kiểng rất ưa chuộng.


Vườn Cây SaLa

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn Bán Cây SaLa

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các loại Cây Giống, Cây Kiểng cho thị trường. Hiện vườn ươm cũng đã đưa Cây SaLa vào danh sách cây giống cung cấp cho thị trường cả nước.

Quý khách có nhu cầu Mua Cây SaLa Giống với mọi loại kích thước, số lượng vui lòng liên hệ Hotline của vườn ươm 01689 667 0517. Hoặc quý khách tới thăm quan trực tiếp vườn ươm tại địa chỉ đường DT741 (quốc lộ 14), ấp An Hòa, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Tại đây, quý khách sẽ thăm quan trực tiếp vườn ươm, tìm hiểu cây giống và lựa chọn cây giống theo ý thích của mình.


Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn Bán Cây SaLa

Với khách hàng lấy số lượng lớn, vui lòng liên hệ trước để được phục vụ tốt nhất. Các kích thước Cây Sa La Giống đủ loại từ cây giống cỡ nhỏ đến những cây đã ra hoa đường kính gốc từ 10cm-40cm, chiều cao cây: cây cao từ 30-50cm, cao 1m-1,2m, cao 1,5m -2m, cao 2m 2,5m, cao trên 3m.

Lưu ý khi mua Cây SaLa về trồng

Hàng năm vào mùa đông Cây SaLa bị rụng lá chỉ còn một số ít, là thời điểm thích hợp để người dân mua về trồng vì khi chuẩn bị sang xuân cây bắt đầu đổ lộc và lớn rất nhanh do đã tích nước trong thời gian mùa đông.


Lưu ý khi mua Cây SaLa về trồng

Tùy vào mục đích trồng khác nhau, không gian trồng khác nhau mà người trồng nên lựa chọn kích thước cây giống phù hợp. Khi Mua Cây Giống SaLa tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn, bạn sẽ được tư vấn miễn phí về cách trồng và chăm sóc cây. Vườn ươm đảm bảo cam kết về chất lượng cây giống và bảo hành, với những khách hàng mua số lượng lớn có thể được hỗ trợ chi phí vận chuyển. Đặc biệt, giá thành Cây SaLa Giống tại Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn cũng rất cạnh tranh.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY SALA

Cây SaLa là một loại Cây Cổ Thụ lâu năm, lá thường xanh quanh năm, chiều cao cây có thể đạt từ 20-30m, tán lá rộng từ 1-2m. Cây SaLa được trồng ngoài trời tại các ngôi chùa, nhà vườn, khu sinh thái, công viên… Loại cây này không tốn nhiều công chăm sóc.


Cách Chăm Sóc Cây SaLa

Nước tưới cho cây

Nếu trồng Cây SaLa bạn nên trồng vào mùa mưa thì sẽ đỡ công tưới nước, mỗi tuần chỉ cần tưới nước 1 lần là đủ. Nếu cây trồng vào mùa khô thì bạn nên 2 ngày tưới một lần.

Chuẩn bị cây chống đỡ

Đối với cây con:
Sau khi trồng xuống ta lấy một Cây Tre thẳng cao vượt quá thân Cây SaLa khoảng 50cm, dùng dây buộc Cây SaLa vào Cây Tre, để đảm bảo cây phát triển thẳng đứng và tránh được gió.


Chuẩn bị cây chống đỡ cho Cây SaLa

Đối với cây bứng: Mỗi Cây SaLa cần có 3 cây chống chắc chắn để cây không bị rung lắc, tránh hiện tượng cây bị đứt rễ non.

Tỉa cành

Sau khi Cây SaLa cao khoảng 3m-4m thì ta tiến hành tỉa bớt những cành phía dưới để cây phát triển đạt chiều cao.

Bón phân định kỳ


Bón phân định kỳ cho Cây SaLa

Cây rất dễ chăm sóc, những năm đầu tiên ta nên bón phân hữu cơ 2 lần/năm, tưới nước thường xuyên.

Như vậy, Cây SaLa khá dễ trồng và dễ chăm sóc nhưng muốn cây phát triển tốt, nhanh chóng thì việc tưới nước đầy đủ cùng với việc bón phân hữu cơ định kỳ là điều nên làm. Nếu duy trì được việc chăm sóc tốt cho cây, cây sẽ nhanh chóng có được bộ rễ ổn định, tán lá xanh mát, hoa ra đều và nở đẹp hơn.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SALA

Cây SaLa hay còn gọi là Cây Tha La, loài cây này rất dễ sống, thích nghi với môi trường rất tốt, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất nhiễm phèn, đất thịt, đất pha cát… đến đất úng nước. Kỹ thuật trồng Cây SaLa cũng khá đơn giản, mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.


Cây Giống SaLa

Lựa chọn cây giống

Cây SaLa Giống có thể được ươm từ hạt, giâm cành hoặc giâm rễ, bạn có thể dễ dàng mua tại các vườn ươm cây giống. Hoặc bạn cũng có thể trồng những Cây SaLa có kích thước lớn, cây sẽ được bứng và di chuyển tới chỗ trồng.

Đất và phân trồng cây

Cây SaLa thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất nhiễm phèn, đất thịt, đất pha cát…đến đất úng nước vì thế bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại cây này để trồng.


Lựa chọn Cây Giống SaLa

Bón lót: Đối với cây con giống, bạn chỉ cần bón một bao tro, một ít phân bò vào hố trồng. Đối với cây bứng, bạn cần bón 2 bao tro, 1 bao đất, 1 bao xơ dừa (nếu có thì cho thêm bao trấu)

Kỹ thuật trồng Cây SaLa


Kỹ thuật trồng Cây SaLa

Kỹ thuật trồng Cây SaLa cũng không khác so với việc trồng những loại cây khác. Sau khi đã chuẩn bị xong cây giống, hố trồng được bón lót. Bạn tiến hành gỡ bỏ lớp nilon bọc bầu và từ từ đưa gốc cây vào chính giữa hố đã đào.

Sau đó, san lấp đất vào gốc cây và nệm đất cho chặt xung quanh gốc cây là công đoạn trồng cây được hoàn tất. Trồng xong bạn tiến hành tưới nước và làm cây chống để bảo vệ cây.

CÂY SALA CÓ NÊN TRỒNG Ở NHÀ KHÔNG?

Cây SaLa được coi là biểu tượng của Phật Giáo, vì thế loại cây này thường được trồng khá phổ biến ở nhiều ngôi chùa trong cả nước. Nhiều người cho rằng nó là một loại cây quý hiếm, linh thiêng nên không nên mua về nhà trồng. Tuy nhiên, đó chỉ là ý nghĩ chủ quan, hiện nay loài cây này được trồng nhiều ở công viên, sân vườn, biệt thự, khu sinh thái…




Cây con SaLa

Có nên trồng Cây SaLa ở nhà không?

Dường như quan niệm trồng cây “Trước cau, sau chuối” trong vườn nhà hiện đã có nhiều thay đổi. Tùy mỗi cách nghĩ và thưởng kiểng của mỗi người mà gia chủ lựa chọn trồng loại cây nào, Cây SaLa một loại cây được coi là cây “Thiêng” lại được nhiều người lựa chọn trồng trước nhà hoặc trong sân vườn. Người ra tin rằng, Cây SaLa sẽ mang lại những may mắn, tốt đẹp cho gia đình.



Có nên trồng Cây SaLa ở nhà không

Do đó, các kiến trúc sư khi thiết kế sân vườn cho các ngôi biệt thự họ đã mạnh dạn đưa loại cây này vào không gian sống. Chính loài cây này với dáng đẹp, những bông hoa đẹp, mùi hương dịu nhẹ đã tạo được điểm nhấn cho không gian sống của chủ nhà và chúng được các chủ nhà vô cùng đón nhận.

Lưu ý khi trồng Cây SaLa ở vườn nhà

Cây SaLa là loại cây ưa sáng, cây lâu năm, chiều cao lớn, có thể lên tới 20m. Vì thế việc lựa chọn vị trí trồng thích hợp ngay từ đầu rất quan trọng, tránh cho việc phải di chuyển làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.


Lưu ý khi trồng Cây SaLa ở vườn nhà

Bạn nên trồng Cây SaLa ở những nơi có nhiều ánh sáng, trồng ở những khoảng đất rộng, không nên trồng sát tường nhà hay tường rào. Loài cây này có thể trồng ở giữa là điểm nhấn của không gian và thiết kế thêm những loại cây khác xung quanh làm tiểu cảnh.

CÓ NÊN CHỌN CÂY SALA LÀM CÂY BONSAI

Cây SaLa một loại cây thân gỗ lâu năm, có thể đạt chiều cao tới 35m nếu được trồng ở một không gian rộng và chăm sóc tốt. Người ta thường trồng loại cây này ở các đền chùa, sân vườn, công viên… để làm cây trang trí ngoại cảnh. Hiện nay, giới nghệ nhân chơi Bonsai cũng đã tìm cách đưa giống cây này vào trồng làm Cây Bonsai.


Trồng Cây SaLa làm Cây Bon Sai

Có nên chọn SaLa làm Cây Bonsai

Thông thường để lựa chọn Cây Cảnh làm Cây Bonsai, người chơi Bonsai sẽ lựa chọn những loại Cây Cảnh nhỏ có dáng cổ thụ để trồng trong chậu cảnh. Nếu để trong nhà thường lựa chọn các loại Cây Bonsai như: Cây Đa, Cây Sa Kê, Cây Bạch Tuyết Mai, Cây Hoa Trà… Ngoài trời thường là Cây Sanh, Cây Si, Cây Phong, Cây Sồi, Cây Thông…


Có nên chọn SaLa làm Cây Bonsai

Cây SaLa cũng là một loại Cây Cổ Thụ được lựa chọn trồng làm Cây Bonsai để ngoài trời. Song chúng chưa được trồng phổ biến bởi loại cây này đẹp nhất là hoa, mà muốn cây có hoa thì trồng trong chậu sẽ không đủ chất dinh dưỡng, vì thế cây khó cho hoa.

Nên trồng Cây SaLa trên nền đất ngoài trời

Muốn được hàng ngày tự tay chăm sóc và ngắm nhìn Cây SaLa lớn dần và ra hoa kết quả, người trồng nên trồng cây ngoài trời trên một khoảng đất rộng để cây có thể phát triển tốt. Tránh không nên trồng Cây SaLa sát tường nhà.


Nên trồng Cây SaLa trên nền đất ngoài trời

Sau khi trồng có thể thiết kế bồn, chậu xung quanh gốc cây và trồng thêm một số loại cây nhỏ khác nhau sẽ tạo lên một bức tranh phong cảnh vô cùng ấn tượng. Khi trồng được một vài năm, Hoa SaLa ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m nhìn rất đệp mắt. Cách ra hoa này của Cây SaLa khác hẳn với những loại cây khác, chính điều này đã khiến cho cây chiếm được nhiều tình cảm của người xem.

CÂY SALA CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Theo quan điểm của đạo Phật, Cây SaLa là nơi Đức Phật sinh ra, gắn liền với Phật pháp và mang đến sự ngưỡng vọng. Trong kinh điển Phật Giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc Cây SaLa (Shorea robusta), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai Cây SaLa tại Kusinara (Câu-thi-na). Vì thế, loài cây này được xem là một loại cây quý hiếm và linh thiêng, đồng thời nó còn được xem là biểu tượng của tình yêu.


Cây SaLa có ý nghĩa gì

Cây SaLa mang ý nghĩa linh thiêng của Phật Giáo

Đối với Phật Giáo thì Hoa SaLa chính là sự thấu hiểu và nhìn nhận cuộc sống với cái nhìn thuần khiết không chứa đựng thành kiến, là vô ưu. Theo đó, những người vô ưu chính là họ không có sự phân biệt giai cấp, tốt xấu, giàu nghèo, không chứa đựng sự chấp ngã nào… Loài Hoa SaLa nhắc người ta tìm về bản tính có sẵn khi sinh ra, hiền lành và yêu thương tất cả mọi người…

Ngoài ra, Hoa SaLa cũng được coi là Thánh Hoa, hoa của Phật vì tương truyền rằng thái tử Siddhattha, tiền thân đức Phật Thích Ca được sinh hạ bên Cây SaLa tại vườn Lumbini Sala grove (Lumbini ngày nay nằm bên trong lãnh thổ Nepal, cách biên giới Ấn Độ khoảng vài cây số).


Cây SaLa mang ý nghĩa linh thiêng của Phật Giáo

Một điều rất thú vị là Hoa SaLa cũng là hình tượng cho Dharma – Phật Pháp – biểu tượng của lòng nhân đức, bao dung, trung thành và sự thông thái. Khi Đức Phật về cõi niết bàn, Ngài chọn nơi tịnh là giữa hai Cây SaLa nên trong hầu hết những bức phù điêu về Sleeping Buddha, Cây SaLa cùng với Hoa SaLa đang nở rộ cũng thường được chạm trổ kèm theo.

Cây SaLa biểu tượng của tình yêu



Cây SaLa biểu tượng của tình yêu

Trong truyền thuyết Ấn Độ cho rang Hoa SaLa tượng trưng như thân hình người phụ nữ, họ tin rằng khi phụ nữ chạm đến thì cây sẽ nở hoa. Chính vì thế các thiếu nữ trẻ đẹp thường dùng chân trái của mình để chạm vào cây giúp cây mau trổ hoa. Ngoài ra, các tín đồ Ấn Độ giáo còn tin rằng Hoa SaLa là biểu tượng của tình yêu.

Bên cạnh những ý nghĩa về tâm linh thì trong cuộc sống hằng ngày, Hoa SaLa còn là một dược liệu quý. Nhờ chứa các chất kháng sinh, kháng nấm nên SaLa có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Người ta dung Cây SaLa để chữa bệnh cảm lạnh và đau bụng còn nước ép từ lá của SaLa được dùng để chữa các bệnh ngoài da.

CÂY SALA NÊN TRỒNG Ở ĐÂU?

Cây SaLa có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, cây được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia Ấn Độ, Thái Lan… Tại Việt Nam, Cây Sa La được coi là cây “Thiêng”, thường trồng ở các vườn chùa từ Miền Trung trở vào nhất là chùa Khmer ở Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng… Ngày nay, thú chơi Cây Kiểng cũng thay đổi ngày càng có nhiều công viên, khu du lịch, nhà vườn, quán café… cũng ưa chuộng trồng loại cây này.



Cây SaLa nên trồng ở đâu

Cây SaLa thích hợp trồng ở đền, chùa

Theo sử sách, cách nay 2.556 năm (theo Phật lịch), Thái tử Tất Đạt Đa đã sản sinh ở gốc Cây Vô Ưu, trong vườn Lâm Tì Ni, và khi thành Phật, ngài cũng nhập diệt giữa 2 Cây SaLa tại Câu Thi Na. Từ đó, Cây SaLa được Phật tử coi là một loài cây cao quý. Cũng theo truyền thống của Phật tử Nam tông, họ thường dùng Hoa SaLa làm biểu tượng để trang trí cho ngày Phật đản.


Cây SaLa thích hợp trồng ở đền, chùa

Cây SaLa được trồng nhiều ở các đền chùa dọc từ Miền Trung đến Miền Nam nước ta. Có lẽ thành phố Hồ Chí Minh là nơi di thực trồng Cây SaLa sớm nhất nước ta và hiện nay có thể tìm gặp ở nhiều điểm như chùa Già Lam, Thảo Cầm Viên, vườn Tao Đàn, khu du lịch Bình Quới…

Ở Huế, Cây SaLa được trồng ở một số chùa Phật giáo như Huyền Không sơn thượng, Tăng Quang, Bảo Quốc, Pháp Hải… Trong đó, 2 cây ở tiền sảnh chùa Tăng Quang, đường Nguyễn Chí Thanh có tuổi đời lớn nhất (trên 60 năm).

Cây SaLa thích hợp trồng trên cả nước

Xuất thân từ vùng nhiệt đới, nên loài cây này rất thích hợp trồng ở nhiều vùng miền của nước ta. Cây SaLa thích đất ẩm ướt, ở vùng nguyên bản, người ta tìm thấy nó sống ở những vùng đất thấp trong những khu rừng nóng ẩm. Cây ưa sáng, thích điều kiện chiếu sáng toàn phần nhưng chịu được rợp bóng nhẹ.


Cây SaLa thích hợp trồng trên cả nước

Vì thế, ngày nay các nhà kiến trúc sư đã đưa loài cây quý hiếm này vào các công trình kiến trúc của mình như: Công viên, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu sinh thái, sân vườn, biệt thự. Loài cây này lá xanh quanh năm và hoa có mùi thơm nên được nhiều công trình đón nhận.

CÂY SALA TRỒNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Cây SaLa có tán lá dày, ít rụng lá nên che bóng mát rất tốt. Ngoài ra, quả của cây còn bào chế ra thuốc.

Cây SaLa hay còn gọi là Cây Đầu Lân, Hàm Rồng, Cây Tha la… Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ được trồng rộng rãi tại Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Cây SaLa là loài cây rất dễ sống, thích nghi với môi trường rất tốt, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như: đất nhiễm phèn, đất thịt, đất pha cát, đất úng nước…

Cây SaLa thường được trồng tại các khuôn viên chùa chiền, khu du lịch, công viên….Vậy Cây SaLa trồng tại các công trình đó có công dụng gì ?


Cây SaLa trồng trong các công trình có tác dung gì

Cây SaLa là cây thân gỗ lớn, thân thẳng, tán rộng, lá dày, cây có thể cao 20m đến 30m. Vì vậy, tại các công trình lớn Cây SaLa góp phần tạo không gian thoáng mát, là nơi để mọi người ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.

Hơn nữa, Hoa SaLa ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m. Hoa có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Hoa SaLa trổ hoa quanh năm tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ, giúp tâm hồn con người thư thái, bình an.

Ngoài ra, trồng Cây SaLa giúp ta có được dược liệu từ quả, từ đó bào chế ra thuốc kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da.

Cây SaLa là loài cây mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật giáo, là nơi Đức Phật sinh ra. Vì thế ngày nay, ngoài Cây Bồ-Đề, Cây SaLa cũng được trồng tại các khuôn viên của các chùa.